Xuyên suốt 67 năm qua, ngành y tế Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân và phát triển đất nước. Tuy nhiên, “bệnh viện” vẫn chưa được coi là điểm chạm đầu tiên khi người bệnh vẫn gặp rất nhiều giới hạn và khó khăn khi có nhu cầu chăm sóc y tế. Nhận thức được vấn trạng này, ngành y tế Việt Nam đã tích cực nâng cao nhận thức và truyền tải thông điệp mạnh mẽ về “chuyển đối số y tế”.
Cụ thể, chuyển đổi số là chiến dịch dài hạn nhằm thay đổi toàn bộ hoạt động y tế trong chăm sóc sức khỏe, bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin một cách tổng thể và toàn diện, trong đó đặc biệt chú trọng tới các công nghệ số hiện đại.
1. Vai trò của chuyển đổi số với ngành y tế
1.1. Mang lại lợi ích cho người dân
Sự đổi mới và tân tiến không chỉ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và nhà cung cấp, mà quan trọng hơn chính là mang lại nhiều lợi ích xã hội. Nói một cách khác, chuyển đổi số đại diện cho thế hệ y tế đương đại, thúc đẩy những cơ hội bình đẳng trong việc giúp người dân tiếp cận những dịch vụ và kiến thức quan trọng.
Dịch vụ chăm sóc y tế được cải thiện và cá nhân hoá
Trong những năm gần đây, Bộ Y Tế đã tập trung đổi mới mạnh mẽ Y tế Cơ sở (YTCS) qua việc cung cấp các gói dịch vụ y tế cơ bản và cá nhân hóa để phục vụ, đáp ứng nhu cầu của từng bệnh nhân:
- Big Data: Để sắp xếp đủ nhân sự trong mỗi ca trực, bệnh viện cần sử dụng tới công nghệ Big Data để sắp xếp lực lượng, đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng tốt mà không tốn thêm chi phí lao động không cần thiết. Bằng cách sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, người quản lý ca trực có thể sẽ đưa ra dự đoán về số lượng bệnh nhân hàng ngày, hàng giờ.
- AI – Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence): Trên thực tế, cứ mỗi 3 năm, khối lượng tri thức y khoa khổng lồ của nhân loại lại tăng gấp đôi và được tổng hợp thông qua dữ liệu lớn. Nhờ sự phân tích dựa trên các thuật toán, công nghệ máy tính của AI, các dữ liệu tạo ra công cụ hỗ trợ giúp đỡ các y bác sĩ chăm sóc bệnh nhân nhanh chóng, hiệu quả và chính xác hơn. Hơn thế nữa, AI còn giúp thúc đẩy xây dựng trải nghiệm tại bệnh viện của mỗi bệnh nhân. Nổi bật nhất là sự “nhanh-gọn-hiệu quả” khi tìm kiếm các phòng khám và nhận kết quả.
Hỗ trợ việc giao tiếp với bác sĩ, được tư vấn và khám sức khỏe từ xa
Trước những vấn đề nổi trội của ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam, phần lớn bệnh nhân tại các tỉnh và nông thôn cho rằng “khoảng cách địa lý” là rào cản lớn nhất đối với họ. Trong đỉnh điểm COVID-19 (2021), nhà nước, các bộ, ban ngành liên quan và các công ty công nghệ đã lập tức khắc phục tình trạng trên nhờ nền tảng Telehealth & Homecare.
Chỉ trong 1 thời gian ngắn, 328 cơ sở y tế tuyến huyện tại 45 tỉnh thành đã thành công hỗ trợ tư vấn thăm khám và chữa bệnh cho các bệnh nhân từ xa. Từ đó, ngành y tế xóa bỏ nút thắt giao tiếp vật lý và khó khăn di chuyển.
Người bệnh dễ dàng truy cập hồ sơ, thông tin sức khỏe cá nhân
Đem lại những lợi ích thiết thực với cả bệnh nhân, các cơ sở y tế tận dụng công nghệ thông tin để lưu giữ những thông tin quan trọng một cách thông suốt và minh bạch. Quá trình chẩn đoán và phối hợp điều trị được nâng cao chất lượng.
Quan trọng hơn cả, người bệnh có thể dễ dàng quản lý và theo dõi thông tin y tế xuyên suốt của mình, từ đó chủ động chăm sóc sức khỏe và phòng chống bệnh:
- Hồ sơ bệnh án điện tử: Tất cả thông tin liên quan đến bệnh nhân, bao gồm thông tin cá nhân, số lần khám, kết quả xét nghiệm, kết quả chẩn đoán, đơn thuốc điện tử, v…v đều được số hóa, lưu trữ khoa học theo cấp độ mật và được quản lý theo mã số riêng.
- Cổng thông tin tiêm chủng: Cập nhật diễn biến quá trình triển khai tiêm chủng toàn quốc, đăng ký tiêm, tra cứu và phản ánh những thông tin liên quan.
Xuyên suốt 67 năm qua, ngành y tế Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân và phát triển đất nước. Tuy nhiên, “bệnh viện” vẫn chưa được coi là điểm chạm đầu tiên khi người bệnh vẫn gặp rất nhiều giới hạn và khó khăn khi có nhu cầu chăm sóc y tế. Nhận thức được vấn trạng này, ngành y tế Việt Nam đã tích cực nâng cao nhận thức và truyền tải thông điệp mạnh mẽ về “chuyển đối số y tế”.
Cụ thể, chuyển đổi số là chiến dịch dài hạn nhằm thay đổi toàn bộ hoạt động y tế trong chăm sóc sức khỏe, bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin một cách tổng thể và toàn diện, trong đó đặc biệt chú trọng tới các công nghệ số hiện đại.
1. Vai trò của chuyển đổi số với ngành y tế
1.1. Mang lại lợi ích cho người dân
Sự đổi mới và tân tiến không chỉ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và nhà cung cấp, mà quan trọng hơn chính là mang lại nhiều lợi ích xã hội. Nói một cách khác, chuyển đổi số đại diện cho thế hệ y tế đương đại, thúc đẩy những cơ hội bình đẳng trong việc giúp người dân tiếp cận những dịch vụ và kiến thức quan trọng.
Dịch vụ chăm sóc y tế được cải thiện và cá nhân hoá
Trong những năm gần đây, Bộ Y Tế đã tập trung đổi mới mạnh mẽ Y tế Cơ sở (YTCS) qua việc cung cấp các gói dịch vụ y tế cơ bản và cá nhân hóa để phục vụ, đáp ứng nhu cầu của từng bệnh nhân:
- Big Data: Để sắp xếp đủ nhân sự trong mỗi ca trực, bệnh viện cần sử dụng tới công nghệ Big Data để sắp xếp lực lượng, đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng tốt mà không tốn thêm chi phí lao động không cần thiết. Bằng cách sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, người quản lý ca trực có thể sẽ đưa ra dự đoán về số lượng bệnh nhân hàng ngày, hàng giờ.
- AI – Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence): Trên thực tế, cứ mỗi 3 năm, khối lượng tri thức y khoa khổng lồ của nhân loại lại tăng gấp đôi và được tổng hợp thông qua dữ liệu lớn. Nhờ sự phân tích dựa trên các thuật toán, công nghệ máy tính của AI, các dữ liệu tạo ra công cụ hỗ trợ giúp đỡ các y bác sĩ chăm sóc bệnh nhân nhanh chóng, hiệu quả và chính xác hơn. Hơn thế nữa, AI còn giúp thúc đẩy xây dựng trải nghiệm tại bệnh viện của mỗi bệnh nhân. Nổi bật nhất là sự “nhanh-gọn-hiệu quả” khi tìm kiếm các phòng khám và nhận kết quả.
Hỗ trợ việc giao tiếp với bác sĩ, được tư vấn và khám sức khỏe từ xa
Trước những vấn đề nổi trội của ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam, phần lớn bệnh nhân tại các tỉnh và nông thôn cho rằng “khoảng cách địa lý” là rào cản lớn nhất đối với họ. Trong đỉnh điểm COVID-19 (2021), nhà nước, các bộ, ban ngành liên quan và các công ty công nghệ đã lập tức khắc phục tình trạng trên nhờ nền tảng Telehealth & Homecare.
Chỉ trong 1 thời gian ngắn, 328 cơ sở y tế tuyến huyện tại 45 tỉnh thành đã thành công hỗ trợ tư vấn thăm khám và chữa bệnh cho các bệnh nhân từ xa. Từ đó, ngành y tế xóa bỏ nút thắt giao tiếp vật lý và khó khăn di chuyển.
Người bệnh dễ dàng truy cập hồ sơ, thông tin sức khỏe cá nhân
Đem lại những lợi ích thiết thực với cả bệnh nhân, các cơ sở y tế tận dụng công nghệ thông tin để lưu giữ những thông tin quan trọng một cách thông suốt và minh bạch. Quá trình chẩn đoán và phối hợp điều trị được nâng cao chất lượng.
Quan trọng hơn cả, người bệnh có thể dễ dàng quản lý và theo dõi thông tin y tế xuyên suốt của mình, từ đó chủ động chăm sóc sức khỏe và phòng chống bệnh:
- Hồ sơ bệnh án điện tử: Tất cả thông tin liên quan đến bệnh nhân, bao gồm thông tin cá nhân, số lần khám, kết quả xét nghiệm, kết quả chẩn đoán, đơn thuốc điện tử, v…v đều được số hóa, lưu trữ khoa học theo cấp độ mật và được quản lý theo mã số riêng.
- Cổng thông tin tiêm chủng: Cập nhật diễn biến quá trình triển khai tiêm chủng toàn quốc, đăng ký tiêm, tra cứu và phản ánh những thông tin liên quan.
Bảo hiểm y tế và thanh toán trực tuyến
Y tế là lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống hàng ngày của người dân, đòi hỏi những những sáng kiến số khắc phục những khó khăn trong quá trình sử dụng dịch vụ y tế – hai trong số đó là:
- Bảo hiểm y tế điện tử: Từ ngày 1/6/2021, toàn dân Việt Nam khám chữa bệnh bằng BHYT sử dụng ứng dụng VssID thay cho xuất trình BHYT giấy thông thường. Quyết định này giúp người dân lưu trữ giấy tờ trong hồ sơ cá nhân, tăng tính bảo mật và an toàn, tạo nên sự thuận tiện cho trải nghiệm và quá trình tra cứu.
- Thanh toán không dùng tiền mặt: Bên cạnh những thành phố lớn, một số các tỉnh thành như Phú Thọ, Bắc Giang, Ninh Bình, Bình Phước bắt đầu triển khai phương pháp thanh toán trực tuyến. Có thể kể đến những hình thức điển hình bao gồm: Quẹt thẻ ngân hàng qua máy POS; chuyển khoản trực tiếp Mobibanking; chuyển khoản qua các ứng dụng thanh toán Zalopay, ViettelPay,..; chuyển khoản qua ví điện tử Momo, Moca, ShopeePay,..; quẹt QR code, v…v. Chỉ với sự thay đổi nhỏ, nhưng đã đóng góp rất lớn cho việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí quản lý và rút ngắn quy trình thanh toán đáng kể.
Dễ dàng lên lịch hẹn khám chữa bệnh
Hiện nay, các bệnh nhân thăm khám thường được yêu cầu đặt lịch trước thông qua website, hotline hoặc ứng dụng điện thoại thông minh (BookingCare, eDoctor, YouMed, v…v) và được lưu ý phải có mặt đúng giờ để nhận được trải nghiệm tốt nhất. Qua đó, các cán bộ nhân viên y tế và người bệnh đã được giảm bớt áp lực trước hình ảnh xếp hàng chờ khám dài hàng tiếng đồng hồ.
Tự theo dõi các chỉ số sức khỏe theo thời gian thực
Tiêu chuẩn tối ưu được quy đổi sang 5 chỉ số khoa học, đại diện cho tình trạng sức khỏe thực tế của cơ thể: nhịp tim, nhịp thở, độ bão hoà oxy trong máu, giấc ngủ, mức độ stress. Đây trở thành cơ hội cho các công ty công nghệ tích hợp các cảm biến IoT vào đa dạng các nền tảng, ví dụ như đồng hồ đeo tay, dây đeo cổ tay, giày, thắt lưng, điện thoại thông minh.
Qua đó, không chỉ người dùng có thể theo dõi các dữ liệu sức khỏe, mà còn hỗ trợ các bác sĩ nắm bắt rõ ràng tình hình sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt quản lý các bệnh không lây nhiễm như suy tim, tiểu đường và hen suyễn.
1.2. Hỗ trợ đội ngũ nhân viên y tế
Nhằm tối ưu hóa quy trình làm việc, chuyển đổi số được coi là trợ thủ đắc lực của đội ngũ nhân viên y tế. Điều này được thể hiện trong từng bước xây dựng và hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe, y tế dựa trên công nghệ.
Việc áp dụng khéo léo, hợp lý và hiệu quả những tính năng của các thiết bị, giải pháp công nghệ sẽ xây dựng những bệnh viện, phòng khám “thông minh” với nhiều tiện ích dồi dào. Từ đó, chuyển đổi số trở thành giải pháp tối ưu nhất để khắc phục những thử thách hiện tại và mở ra những cơ hội tiềm năng cho nền y học sau này.
Tăng độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị
- Chẩn đoán hình ảnh (AI): Khám phá các cấu trúc, bộ phận của cơ thể bằng những hình ảnh theo quy ước (siêu âm, chụp X-quang), giúp cho chẩn đoán sớm và có tính chất xác định nhiều bệnh, từ đó đưa ra phương pháp chữa trị hay phương pháp phẫu thuật hiệu quả nhất.
- Thực tế ảo (VR): Các cơ quan nội tạng của bệnh nhân được mô phỏng thông qua các hình ảnh ảo, 3D với mục đích hỗ trợ đội ngũ y tế nghiên cứu và thực hành. Không dừng lại ở đó, công nghệ tiếp tục giả lập các ca phẫu thuật đặc biệt phức tạp (thường là tim và não), yêu cầu bác sĩ phải lên kế hoạch tỉ mỉ trước khi thực hiện.
- Đồng nhất hóa hệ thống thông tin và số hóa dữ liệu y tế
- Nghiên cứu và phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công cuộc khám-chữa bệnh
- Tạo điều kiện tiếp cận thuận lợi và dễ dàng cho người dùng
- Cải thiện mức độ bảo mật thông tin y tế cá nhân
- Xây dựng và đảm bảo tính vững vàng và chặt chẽ của hành lang pháp lý trong quá trình thực hiện.
Mang theo mình sứ mệnh khai thác những sáng kiến số, khám phá những giá trị mới và định hình tương lai, FPT Digital đề cao những chuyển mình, đột phá mạnh mẽ. Hoạt động chuyển đổi số y tế nhằm không chỉ nâng cao chất lượng đời sống của người dân Việt Nam, mà còn nâng tầm vị thế của đất nước trong bối cảnh phát triển công nghệ hóa toàn cầu.
Nguồn tham khảo
(1) Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế. 2020. Y tế Việt Nam – xây dựng nền tảng vững chắc từ cơ sở
(2) Weone. 2022. Khó khăn và giải pháp chuyển đổi số trong ngành y tế
(3) Bộ TTTT. 2022. Chuyển đổi số ngành y tế: Xu hướng công nghệ
(4) Kinh tế đô thị. 2021. Chuyển đổi số trong phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe
(5) Thông tin và Truyền thông. 2021. Chuyển đổi số y tế để không lãng phí ngân sách, nhân lực?
(6) UEH University. 2022. Chuyển Đổi Số Trong Lĩnh Vực Y Tế Ở Việt Nam